Đột Quỵ Là Gì?
Đột quỵ xảy ra khi lượng máu cung cấp cho một phần của não bộ bị chặn lại hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ, khi đó lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể trong vòng vài phút các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây đột quỵ là gì?
Các Yếu Tố Có Thể Thay Đổi
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
- Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
Các Yếu Tố Về Bệnh Lý
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
- Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
- Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
- Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
- Lối sống không lành mạnh: ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động.
- Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu…
Dấu Hiệu Nhận Biết
- Giọng nói: Người bị đột quỵ có thể nói ngọng, nói lắp bắp vì môi lưỡi bị tê cứng, khó mở miệng, phải sử dụng sức để mở miệng thốt ra lời nói
- Gương Mặt : Mặt không cân xứng, nhân trung lệch,có thể méo miệng khi nói hoặc cười
- Thân Thể : Chân tay suy nhược, người bệnh sẽ cảm thấy tê mỏi chân tay, khó cử động. Ngoài ra họ cũng không thể tự nhấc lên được, đi lại rất khó khăn.
- Thị Lực : Đột quỵ có thể gây ra ảo ảnh kép,mắt không thể khép kín, mất thị lực một hoặc 2 bên.
- Huyết áp tăng cao : Huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu.
- Nhận thức giảm : Người bệnh đột quỵ có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
- Đau nửa đầu nghiêm trọng : Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột, Hãy cẩn trọng với những cơn đau nữa đầu
Lời Khuyên
Thường xuyên đo huyết áp
Tập thể dục,vận động vừa sức
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung vitamin và nước hằng ngày
Tập thói quen khám sức khoẻ, lấy máu (tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế) kiểm tra định kỳ 6 tháng/ lần
Liên hệ với các chuyên gia của Vina Healthcare để được tư vấn về các gói dịch vụ chăm sóc, lấy máu tại nhà, nói chuyện điện thoại, chát trực tiếp với bác sĩ các vấn đề sức khoẻ
Hotline 19007071, 0903868115