SƠ CẤP CỨU CHO TRẺ CÓ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ LÀ GÌ ?

Dị vật đường thở là thuật ngữ chỉ một vật lạ rơi và trong đường thở (khí quản, hầu, họng,…) gây cản trở hoặc chặn đường thở. Tắc nghẽn đường thở có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho cơ thể do thiếu oxy như tổn thương ở não bộ, năng hơn có thể tử vong ngay sau đó.

NGUYÊN NHÂN

  • Sặc (sữa, cháo, cơm,…)
  • Các vật nhỏ như hạt dưa, hạt lạc, đồng xu, kẹp giấy,… Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị hóc dị vật đường thở do trẻ chưa ý thức được đâu là vật nguy hiểm không thể nhai, nuốt,…

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Hít thở khó khăn, ho, khó chịu, sợ hãi, da và môi nhợt nhạt, bầm đỏ, chuyển sang xanh tái

Nặng hơn có các cơn co kéo lồng ngực, các xương vai và hõm ức. da mặt nạn nhân chuyển màu xám, môi tím xanh, tâm lý hốt hoảng,…

 

CÁCH SƠ CẤP CỨU

 Trẻ còn tỉnh:

+ Đứng sau lưng trẻ, vòng hai tay ôm lấy thắt lưng trẻ. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn.

+ Ẩn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

Trẻ hôn mê:

+ Để trẻ nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi.

+ Đặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất.

+ Ẩn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên.

+ Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở.

LƯU Ý TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

– Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái.

– Dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái vô lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.

– Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu còn khó thở, tím tái, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái.

– Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng.

– Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.

KẾT LUẬN

Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la, khóc được.

Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể thấy được nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.

Hạn chế và giải thích cho trẻ hiểu một số vật nguy hiểm nếu có thể.

Tìm hiểu các khoá học về cấp cứu cho trẻ sặc sữa,dị vật hay các đờm nhớt quá nhiều trong thời gian dài…

Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn về cách sơ cấp cứu không chỉ cho trẻ và cả người lớn.

Vina Healthcare Bác Sĩ tại nhà sẽ giải đáp và có những khoá học tư vấn cho các bạn về cách sơ cấp cứu. 

HOTLINE: 19007071, 0903868115

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo